Thẩm định giá bất động sản là một nhánh nhỏ của thẩm định giá tài sản. Thẩm định giá bất động sản là sự ước tính về giá trị của các quyền sở hữu bất động sản cụ thể bằng hình thức tiền tệ cho một mục đích đã được xác định rõ trong những điều kiện của một thị trường nhất định với những phương pháp phù hợp.
1. Vì sao chọn S&P Valuation là đơn vị thẩm định giá bất động sản của bạn?
Thẩm định giá bất động sản là một trong những hoạt động trọng tâm của S&P Valuation. Với hơn 10 năm kinh nghiệm về thị trường bất động sản tại Việt Nam, Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia với trình độ chuyên nghiệp cao, am hiểu sâu sắc về môi trường kinh tế, luật pháp, các quy định của Việt Nam cũng như am hiểu về thị trường bất động sản, có khả năng phân tích và đánh giá các động thái của thị trường về đâu tư xây dựng bất động sản. S&P Valuation tự hào là một trong những công ty có kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm định giá và tư vấn tài chính, sẽ đưa ra một báo cáo tổng thể về giá trị tài sản thẩm định, giúp cho nhà đầu tư có thêm thông tin về dự án của mình, giúp khách hàng có thể xác định được giá trị tài sản thị trường một cách chính xác nhất, hiệu quả nhất trong kinh doanh và quản trị.
2. Các loại bất động sản trong danh mục thẩm định:
- Bất động sản là đất quy hoạch, đất ở được công ty đầu cơ, mua lại
- Bất động sản là tòa nhà, trụ sở thuộc tài sản của công ty
- Bất động sản công trình(chung cư, khu văn phòng, khu đô thị…v.v
3. Thẩm định giá Bất động sản nhằm mục đích:
- Thành lập doanh nghiệp, Mua bán, chuyển nhượng, sát nhập, góp vốn liên doanh; cổ phần hóa DN
- Xử lý nợ, giải thể doanh nghiệp;
- Đền bù, bảo hiểm, khiếu nại;
- Thế chấp, vay vốn Ngân hàng, bảo lãnh tín dụng.
- Mua,bán xử lý nợ, xử lý tài sản thế chấp, tài sản tồn đọng.
- Giải quyết, xử lý tài sản tranh chấp trong các vụ án.
- Bán đấu giá tài sản.
- Hoạch toán kế toán, tính thuế;
- Xác định giá trị được Bảo hiểm:
- Xét thầu các dự án
- Lập dự toán, duyệt dự toán các dự án, công trình
- Tư vấn và lập dự án đầu tư;
- Các mục đích khác….
4. Các Phương pháp thẩm định giá bất động sản
- Phương pháp thu nhập (còn gọi là phương pháp đầu tư hoặc phương pháp vốn hóa)
- Phương pháp chi phí (phương pháp giá thành)
- Phương pháp lợi nhuận (hay phương pháp hạch toán)
- Phương pháp thặng dư (hay phương pháp phân tích kinh doanh/phát triển giả định)
- Phương pháp so sánh/so sánh trực tiếp.
Trên thực tế hiện nay, việc áp dụng các phương pháp định giá trên mỗi bất động sản là yếu tố quan trọng dẫn đến độ chính xác của kết quả định giá. Đặc biệt hơn nữa, tại Việt Nam, định giá bất động sản phức tạp hơn nhiều so với các quốc gia khác trên thế giới bởi đặc thù về hành lang pháp lý quy định đất đai tại Việt Nam, ví dụ như phân loại đất khác nhau, đất thuê của nhà nước với các phương thức thanh toán khác nhau… tất các các yếu tố này đều sẽ ảnh hưởng đến quá trình thẩm định giá và kết quả thẩm định giá cuối cùng.
Bới vậy, đối với thẩm định viên khi thực hiện thẩm định giá bất động sản, ngoài việc nắm chắc, áp dụng đúng và chính xác các phương pháp thẩm định giá với từng bất động sản đặc thù, mà hơn thế nữa, cần nằm chắc và am hiểu về thị trường bất động sản, luật đất đai hiện hành và các yếu tố tác động có liên quan khác…
5. Hồ sơ thẩm định giá bất động sản
Đối với quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
- Giấy chứng nhận QSDĐ và quyền sở hữu nhà ở.
- Nếu không có giấy QSDĐ và QSHN thì phải có giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận mua bán sở hữu nhà
- Hợp đồng mua bán
- Bản đồ hiện trạng, vị trí
- Giấy phép xây dựng, bản vẽ hoàn công
- Tờ khai lệ phí trước bạ
- Biên bản nghiệm thu công trình hoàn thành
- Giấy chứng nhận QSDĐ (Sổ đỏ) hoặc Quyết định giao đất
- Tờ khai nộp thuế QSDĐ
Đối với công trình xây dựng
- Hợp đồng thuê đất (nếu đất thuê)
- Giấy CN QSDĐ hoặc Quyết định giao, thuê đất
- Giấy xác nhận đền bù
- Biên lai đóng tiền thuê đất
- Hợp đồng thi công xây dựng (nếu có)
- Giấy phép xây dựng
- Tờ khai lệ phí trước bạ
- Bản vẽ (thiết kế, hoàn công)
- Hồ sơ quyết toán (nếu có)
- Hồ sơ thiết kế