CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ
VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ S&P
EnglishVietnamese

Thẩm định giá tài sản vô hình

Tài sản vô hình đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tạo ra được dấu hiệu khác biệt trong thương trường cũng như tạo ra dấu ấn riêng có để đảm bảo doanh nghiệp phát triển, có nhiều cơ hội đặc biệt và thành công chung.

Giá trị vô hình dựa trên đánh giá của thị trường về khả năng một công ty sẽ giữ cam kết về mức tăng trưởng trong tương lai đến mức độ nào. Trong vòng 20 năm qua, giá trị vô hình đã dần trở thành một phần không thể thiếu của tổng giá trị thị trường..

Dịch vụ thẩm định giá trị vô hình bao gồm dịch vụ thẩm định giá trị thương hiệu, công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ, giá trị nhân sự, lợi thế thương mại, giá trị lợi thế quyền thuê..

Dịch vụ thẩm định vô hình của S&P Valuation sẽ giúp cho doanh nghiệp định lượng giá trị vô hình tiềm ẩn, đánh giá tiềm năng và sự phát triển, thiết lâp nên hệ thống quản lý tài sản cố định vô hình của doanh nghiệp trên cơ sở giá trị hiên hữu một cách hiệu quả.

image

1. Mục đích thẩm định:

  • Mua bán, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, vay vốn ngân hàng; Xác định giá trị tài sản phục vụ tranh tụng;
  • Tính thuế và hạch toán sổ sách kế toán, báo cáo tài chính;
  • Đầu tư và góp vốn doanh nghiệp, cổ phần;
  • Xác định giá trị đầu tư; Các mục đích khác …

2. Phương pháp thẩm định:

  • Phương pháp thẩm định giá dựa trên thu nhập
  • Phương pháp thẩm định giá dựa trên thị trường
  • Phương pháp thẩm định giá dựa trên chi phí

3. Phân loại tài sản vô hình:

  • Các sáng chế, phát minh, công thức, quy trình, mô hình, kỹ năng, bí mật kinh doanh.
  • Bản quyền tác giả và các tác phẩm văn học, âm nhạc, nghệ thuật.
  • Thương hiệu, tên thương mại, nhãn hiệu hàng hóa, đặc điểm nhận dạng sản phẩm.
  • Quyền kinh doanh, giấy phép, hợp đồng.
  • Phương pháp, chương trình, hệ thống, thủ tục, khảo sát, nghiên cứu, dự báo, dự toán, danh sách khách hàng, các số liệu kỹ thuật.
  • Và các loại tài sản vô hình khác (như đội ngũ nhân lực, vị trí kinh doanh…).
  • Thẩm định giá trị vô hình phục vụ việc cổ phần hóa doanh nghiệp hoặc kêu gọi vốn đầu tư, nhượng quyền thương hiệu…Các công ty ngày nay đã phát triển mô hình định giá thương hiệu lên thành một công cụ quản lý rất hiệu quả.

4. Hồ sơ thẩm định

  • Các sổ sách, tài liệu liên quan đến tài sản vô hình tại thời điểm thẩm định giá
  • Các thông tin về DN như: nhãn hiệu, chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing…
  • Tất cả các giấy tờ pháp lý liên quan đến tài sản cần thẩm định của DN.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN